
Thông tin tác giả:
Thích nữ Trí Hải (1938 – 2003) là một danh ni Việt Nam. Ni sư là một trong những giảng viên đầu tiên giảng dạy tại Thiền viện Vạn Hạnh và Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, từng làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, là một tác gia và dịch gia Phật giáo.
Thế danh của ni trưởng là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh (còn được gọi tắt là Tôn Nữ Phùng Khánh), sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938 (Mậu Dần), tại làng Vỹ Dạ, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay thuộc phường Vĩ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), nguyên quán tại làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, (nay thuộc xã Hà Long, Huyện Hà Trung) tỉnh Thanh Hóa.
Ni sư xuất thân thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, là người con thứ 5 trong gia đình 6 anh em. Thân phụ ni sư là ông Nguyễn Phước Ưng Thiều, tự Mân Hương, cháu nội của Tuy Lý Vương Nguyễn Phước Miên Trinh. Thân mẫu ni sư là bà Đặng Thị Quế, con của một thái y triều đình. Tuy xuất thân gia thế, nhưng ni sư hiếm khi đề cập đến nền tảng gia đình của mình.
Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống mộ Phật giáo, từ thuở thiếu niên, ni sư đã sớm được giáo dục nền nếp tốt và hấp thụ văn hóa Phật giáo truyền thống Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Tú tài toàn phần, ni sư từng bày tỏ ý nguyện xuất gia, nhưng cơ duyên chưa đến. Ni sư bèn tiếp tục sự học, theo học chương trình Cử nhân Anh văn tại trường Sư phạm Huế (sau là Đại học Sư phạm, Viện Đại học Huế).
Sau khi tốt nghiệp, ni sư trở thành giáo viên và đi dạy một thời gian tại trường Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Năm 1960, ni trưởng sang Mỹ du học và tốt nghiệp Cao học ngành Thư viện (M.A) tại Đại học Princeton (Hoa Kỳ).
Cuối năm 1963, ni sư về nước, sau đó cùng em gái là Tôn Nữ Phùng Khanh đến phụ tá cho Ni trưởng chùa Phước Hải, điều phối cư xá nữ sinh viên của Viện Cao đẳng Phật học Việt Nam. Một năm sau, năm 1964, ni sư quyết định xuất gia, thọ giới Sa-di Ni tại chùa Hồng Ân (Huế), do ni trưởng Diệu Không thế phát. Sau đó, ni sư được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cử làm thư ký cho Thượng tọa Viện trưởng Thích Minh Châu khi Viện Cao đẳng Phật học được nâng lên trở thành Viện Đại học Vạn Hạnh.
Năm 1968, ni sư thọ giới Thức-xoa-ma-na tại Nha Trang và được Thượng tọa Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh bổ nhiệm làm Thư viện trưởng và giám đốc Trung tâm An sinh xã hội của Viện. Từ đó ni sư tham gia việc giảng dạy, dịch thuật, thuyết pháp cho sinh viên, Tăng Ni Phật tử tại Viện và thực hiện công tác An sinh từ thiện cho đồng bào bị thiên tai bão lụt và chiến tranh.
Năm 1970, ni sư thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Vĩnh Gia (Đà Nẵng).
Cuối năm 1983, trường Cao cấp Phật học Việt Nam được thành lập, ni sư được mời về làm giảng viên và là nhân vật nữ đầu tiên và duy nhất giảng dạy tại một Học viện Phật giáo trong thời kỳ đó.
Một số tác phẩm của Ni sư Trí Hải:
Ảo hoá (sách) - Hermann Hesse. Trí Hải dịch
Ba thời chuyện pháp. TN Trí Hải
Bóng Nguyệt lòng sông (sách) Thích Nữ Trí Hải
Câu chuyện triết học (sách) Trí Hải và Bửu Đính dịch
Con đường thoát khổ. (sách) (What the Buddha taught) Thích Nữ Trí Hải dịch
Câu Chuyện Của Dòng Sông (sách) Hermann Hesse - Phùng Khánh & Phùng Thăng dịch
Đàm hoa lạc khứ - Thích Nữ Trí Hải
Đường vào nội tâm (sách) Thích nữ Trí Hải
Đường đi không gió, lòng sao lạnh! - Ni sư Thích Nữ Trí Hải
Đưa vào Mật Tông - Thích Nữ Trí Hải dịch
Fa-Hsien, the Unassuming Pilgrim. (sách) (Pháp Hiển, Nhà Chiêm bái khiêm tốn - NS Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
Giải thoát trong lòng tay (sách) Liberation in the Palm of Your Hand: A Concise Discourse on
Huyền Trang - Nhà Chiêm Bái và Học Giả. Hòa Thượng Thích Minh Châu. Thích Nữ Trí Hải
Làm việc một nguồn vui. Tarthang Tulku Rinpoche. Thích Nữ Trí Hải dịch
Nguồn mạch tâm linh. (sách) Thích Nữ Trí Hải
Nhà khổ hạnh và gã lang thang (sách) Hermann Hesse. Trí Hải biên dịch
Nhập Bồ Tát Hạnh (sách) Bồ Tát Tích Thiên. Thích Nữ Trí Hải dịch
Phật giáo truyền thống Tây Tạng. (sách) Geshe Kelsang Gyatso. Thích Nữ Trí Hải dịch
Sám Quy Mạng. TN. Trí Hải dịch Việt
So sánh kinh Trung A-hàm và kinh Trung Bộ. (sách)TN. Trí Hải dịch Việt
Sống Thiền (sách) E. Herrigel. NS Trí Hải
Sự tích giới luật E. Herrigel. NS Trí Hải
Tạng Thư Sống Chết (sách) Sogyal Rinpoche. Thích Nữ Trí Hải dịch
Tâm Bất Sinh (sách) Pháp Thiền Bankei. Thích Nữ Trí Hải dịch
Thanh Tịnh Đạo
Từ Nguồn Diệu Pháp (sách)Thích Nữ Trí Hải
Tương quan giữa Thiền và Mật. Thích Nữ Trí Hải
Tổng hợp