
"Chúng ta có cảnh giới tâm khác nữa đó là cõi ngạ quỷ (quỷ đói). Để bắt đầu với cõi này, chúng ta vào linh quang bằng sự phát khởi lòng tham vô độ, chứ không phải bằng sự căm ghét như trong cõi địa ngục. Có một cảm thức về nghèo đói, nhưng đồng thời một cảm thức về sự giàu có, đối chọi nhau nhưng lại phát sanh cùng lúc.
Trong cõi quỷ đói, ta có một cảm thức mãnh liệt về sự giàu có, muốn thâu gom thật nhiều của cải. Ta tìm kiếm của cải không phải ta cần dùng nó mà vì ta muốn sở hữu nó. Và rồi, điều này khiến cho ta thấy thèm khát hơn nữa, thấy càng không được có đủ, chính vì không phải sự ham muốn sở hữu mà thôi, mà còn cả sự ham muốn tìm kiếm thu gom mới thỏa mãn ta. Nhưng giờ đây bởi vì ta đã có đủ tất cả, ta không thể đi đâu để tìm và để sở hữu một cái gì đó được nữa. Thật quá nản lòng, một kẻ đói từ căn bản không thể thỏa mãn được.
Rõ ràng là ta có quá đầy đủ, quá trọn vẹn đến nỗi không thể ăn được thêm tí nào nữa, nhưng vì thích ăn, nên ta bắt đầu có những ảo giác về mùi vị của thức ăn, khoái cảm ngon miệng khi ăn được nó, khi nếm, ngửi, nhai, nuốt, tiêu hóa nó. Toàn bộ diễn biến đó y như thể tưởng tượng ra để được thỏa mãn, và ta cảm thấy ganh tị cùng cực với những ai có thể thực sự thấy đói và ăn được.
Sự việc này được biểu trưng bằng hình ảnh một người có bụng rất to nhưng lại có miệng nhỏ và cổ họng thì cực kỳ nhỏ. Có nhiều tầng lớp khác nhau của kinh nghiệm này tùy theo mức độ thèm khát của người "đói". Một vài người có thể lấy được thức ăn, nhưng rồi thức ăn tự tan biến mất hay họ không thể ăn được. Một số người có thể lấy thức ăn đưa vào miệng, nhưng họ không thể nuốt được thức ăn, một số người có thể nuốt được thức ăn, nhưng khi vào tới bao tử, thức ăn bắt đầu bắt lửa và bốc cháy. Có đủ tất cả các kiểu và các cấp độ đói khát liên tục của cuộc sống mỗi ngày của đời thường này.
Niềm vui chiếm hữu không mang lại cho chúng ta bất kỳ sự thoải mái nào một khi chúng ta đã có được. Chúng ta không ngừng khổ nhọc tìm kiếm thêm nhiều của cải, và tiến trình từ thèm khát đến chiếm hữu rồi trở lại thèm khát cứ thế diễn tiến liên tục, không vì thấy mình thiếu thốn mà vì không nhận ra rằng ta đã sẵn có mọi thứ mà không thể hưởng thụ được.
Chính cái năng lực nằm trong hành động trao qua đổi lại, làm cho nó có vẻ thích thú phấn chấn hơn, như là gom góp, giữ nó, cầm nó lên, hay ăn nó. Loại năng lực đó là một kích thích, nhưng tính chất tham lam khiến cho sự việc trở nên phức tạp. Mỗi một khi ta có được trong tay cái ta muốn có, thì ta lại không còn thấy ưa thích sở hữu nữa, nhưng ta không muốn để nó rời khỏi tay. Thêm một lần nữa, ở đây trên những phóng tưởng của mình thể hiện mối liên hệ giữa ưa thích và chán ghét. Cũng giống như việc thấy khu vườn cỏ của nhà hàng xóm xanh đẹp hơn, nhưng một khi ngôi vườn đó thuộc về ta thì ta nhận ra rằng mình không còn ưa thích hay ngưỡng mộ vẻ đẹp của nó như trước nữa, và rồi tính chất lãng mạn mơ mộng của chuyện yêu thích bắt đầu phai nhạt."
Trích Tử Thư Tây Tạng - Guru Rinpoche, Thiện Tri Thức dịch (trang 42-43-44)