1. Câu Chuyện Dòng Sông
Tác giả: Hermann Hesse
Dịch giả: Phùng Khánh - Phùng Tăng
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Năm xuất bản: 2024
Số trang: 198
Nhà phát hành: Cửu Đức
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Kích thước: 12 x 19 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Hermann Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel Văn chương 1946, tác giả nhiều tập thơ và nhiểu cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenzind (1904), Demian (1919), Der Steppemvolf( 1972), Narziss und Goldmund (1930), Das Glaserlenspiel (1943).
Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phận làm người. Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống và lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này’’
Khi viết dòng thơ trên phải chăng Hermann Hesse đã muốn nói lên tất cả ý nghĩa của sự nghiệp văn chương ông giữa cơn biến động phũ phàng của thời đại? Ý nghĩa thâm trầm ấy cũng bàng bạc trong quyển Câu chuyện dòng sông.
Đọc Câu chuyện dòng sông, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. Câu chuyện dòng sông là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta: đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
2. Huyền Linh Tâm Pháp (bìa cứng)
Tác giả: Nikos Kazantzaki
Dịch giả: Tuệ Hạnh & Phật Điển Hành Tư
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Năm xuất bản: 2022
Số trang: 364
Nhà phát hành: Cửu Đức
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Kích thước: 15.3 x 21 cm
Loại bìa: Bìa cứng
HUYỀN LINH TÂM PHÁP - Tác giả: Nikos Kazantzakis
(QUYỂN THÁNH KINH CỦA VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI)
Một tác phẩm vĩ đại về Chúa - một cuộc kiếm tìm Chúa và Tánh linh (phần linh hiển trong con người).
'Con người phải đấu tranh với Chúa để được thánh hóa, và như thế là cứu Chúa bằng cách nhìn nhận sự hiện hữu của Ngài trên con đường diệt tận Ngài.' - Racheotes, Nocholoas S
'Mục đích tối thượng của cuộc đấu tranh - hợp nhất làm Một với Chúa - chính là cuộc thăng hoa mà Ki-tô đã đi qua, cuộc thăng hoa mà Ngài cũng mời chúng ta phải tự đi, đi theo dấu vết đẫm đầy máu của Ngài' - Report to Greco
Thông tin tác giả:
Nikos Kazantzaki được biết đến trên toàn thế giới với bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết “Zorba The Greek”. Tuy nhiên, ông còn nổi tiếng với nhiều lĩnh vực khác. Trước hết, ông sáng tác tất cả các thể loại văn học: thơ, kịch, tiểu thuyết, sách trẻ em, truyện du lịch, tiểu luận, tác phẩm dịch, phóng sự… Hơn nữa, ông còn là một người bạn của nước Pháp vì đã học tập tại một trường học trên đảo Naxos (Pháp), rồi theo học các lớp của Henri Bergson tại trường Collège de France tại Pháp. Ông đã thể hiện tình yêu của mình đặc biệt với văn hoá Pháp qua hai cuốn sách bằng tiếng Pháp về quãng thời gian ông sống ở Paris, rồi sau đó là quãng đời ở Antibes sau thế chiến thứ hai cho đến khi qua đời… Rốt cuộc ông kiếm tìm điều cốt yếu ở con người và xã hội, tình yêu thiên nhiên, các giá trị nhân văn và sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc và các nền văn hoá.
Nikos Kazantzaki sinh ra ở Crete năm 1883, học Luật và nhận bằng Tiến sĩ Luật tại Đại học Tổng hợp Athens. Sau đó ông sang Paris học tập dưới sự hướng dẫn của triết gia Henri Bergson, và sau đó ông còn tiếp tục học văn chương và nghệ thuật bốn năm nữa ở Đức và Ý. Năm 1945, ông trở thành Bộ trưởng Bộ giáo dục của Hy Lạp, và là Chủ tịch của Hội Nhà văn Hy Lạp. Nikos Kazantzaki qua đời vào ngày 26 tháng 10 năm 1957, hưởng thọ 74 tuổi. Được đưa về Athènes nhưng giáo hội chính thống giáo tại đây đã trục xuất ông khỏi đạo và thi hài ông được di chuyển về Iraklion, Crète. Tại giáo đường Agios Minas nghi lễ được cử hành, một đám rước vĩ đại tiếp diễn sau đó thi hài ông được mai táng trong một lăng tẩm kiểu Ai Cập, nơi thành lũy Venezia cũ, phía trên cao của Iraklion. Lăng mộ nơi ông yên nghỉ không ghi khắc tên tuổi hay ngày tháng mà duy nhất chỉ một bức mộ chí với hàng chữ mà ông đã căn dặn trước khi nhắm mắt.