Gợi ý cho bạn:
Đăng nhập tài khoản
Nhập email và mật khẩu của bạn:
Khách hàng mới? Tạo tài khoản
Quên mật khẩu?
Khôi phục mật khẩu
Nhập email của bạn:
Bạn đã nhớ mật khẩu?
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng |
- Sách Tôn Giáo - Tâm Linh
- Sách Triết Học - Khoa Học
- Sách Văn Hóa - Nghệ Thuật
- Sách Tâm Lý - Kỹ Năng
- Sách Kiến Thức Tổng Hợp
- Sách Lịch Sử
- Sách Văn Học
- Kinh Tế - Chính Trị
- Sách Thiếu Nhi
- Sách Làm Cha Mẹ
- Sách Ngoại Ngữ
- Văn Phòng Phẩm - Quà tặng
- Giá Tốt Mỗi Ngày
- Xem thêm
- Quay về
- Xem tất cả "Sách Triết Học - Khoa Học"
- -Triết học phương Đông
- -Triết học phương Tây
- -Khoa Học
- Quay về
- Xem tất cả "Sách Văn Học"
- -Thơ ca - Du ký
- -Tiểu sử - Hồi ký
- -Truyện ngắn - Tản văn
- -Tiểu thuyết
- -Khác
- Quay về
- Xem tất cả "Kinh Tế - Chính Trị"
- -Kinh Tế
- -Kinh Doanh
- -Khởi Nghiệp
- -Marketing - Bán Hàng
- -Quản Trị
- -Chính Trị
-
Đảm bảo sách thật
-
Vận chuyển nhanh chóng
-
Mở hộp kiểm tra nhận hàng
Gợi ý cho bạn:
- Trang chủ
- Sách Triết Học - Khoa Học
- Hành Trình Của Đại Bàng
OFF
THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG
Nhà xuất bản: Hà Nội
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Tác giả: J. Krishnamurti
Số trang: 322
Bìa sách: Bìa mềm
---------------------
Hành Trình Của Đại Bàng
Đối với hầu hết chúng ta, sự tự do là một quan niệm và không phải là một điều thực tế. Khi chúng ta nói về sự tự do, chúng ta muốn được tự do theo chiều hướng ngoại, muốn làm những gì chúng ta thích, muốn đi đây đi đó, muốn được thể hiện bản thân mình trong nhiều cách khác nhau, tự do suy nghĩ về những điều mình thích. Nếu chúng ta buộc phải nhìn sâu vào những gì sự tự do ẩn chứa, để được tự do một cách hướng nội, một cách hoàn toàn – điều mà sau này tự nó thể hiện ra bên ngoài trong xã hội, các mối quan hệ – vậy thì chúng ta phải tự hỏi liệu trí óc của con người, luôn bị tác động một cách dữ dội, có thể hoàn toàn được tự do hay không.
Với Hành Trình Của Đại Bàng, Krishnamurti đã đưa ra những hiểu biết sâu sắc của mình bằng những thứ rất giản đơn. Quyển sách là tổng hợp những bài nói của ông tại London, Paris, Amsterdam và Saanen, Thụy Sĩ. Ngài nói về sự tự do, sự trọn vẹn của cuộc sống, nghệ thuật quan sát,…
Jiddu Krishnamurti là một trong những triết gia, nhà tâm linh vĩ đại nhất mà thế giới từng biết. Ông đã truyền cảm hứng cho Eckhart Tolle, Joseph Campbell, Alan Watts và vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng ngàn người ngày nay. Song ông không hề thuộc về một tôn giáo, tổ chức hay quốc gia nào. Ông cũng không theo bất cứ trường phái chính trị hay tôn giáo nào. Trái lại, ông luôn cho rằng đây chính là những yếu tố gây chia rẽ con người và mang đến cung đột. Chính cách nhìn này đã khiến những lời dạy của ông đặc biệt thiết thực trong thời đại ngày nay.
TRÍCH DẪN TỪ SÁCH:
Chúng ta đã thảo luận về cách thức dẹp bỏ đi toàn bộ bầy thú mà ta giữ trong ta. Chúng ta sắp thảo luận tiếp về tất cả những gì có liên quan đến điều này bởi vì chúng ta hiểu – ít nhất có một người như tôi hiểu ra rằng ta phải hiểu thấu những gì chưa biết. Nhìn chung thì bất cứ một nhà toán học hay nhà vật lý học giỏi nào đều phải nghiên cứu những gì họ chưa biết và có lẽ cả người nghệ sĩ cũng thế, nếu anh ta không bị những cảm xúc cũng như trí tưởng tượng của chính mình cuốn đi. Và chúng ta, những con người hết sức bình thường cùng với những lo toan hằng ngày, cũng phải sống với một sự hiểu biết sâu sắc. Chúng ta cũng phải hiểu thấu những gì chưa biết. Một trí óc mà luôn đuổi theo những con thú do chính nó tạo ra, những con rồng, con rắn độc, con khỉ, cùng với những rắc rối cũng như sự mâu thuẫn của chúng, đó là hiện thân của chính chúng ta – không thể nào hiểu thấu những gì chưa biết. Là một con người hết sức bình thường, không được trời phú cho một trí tuệ siêu phàm hoặc một khả năng nhìn nhận sự việc tuyệt vời, mà chỉ có thể sống một cuộc sống nhỏ bé kéo dài từ ngày này qua ngày khác, đơn điệu và xấu xí, chúng ta lại quan tâm đến cách thức để thay đổi tất cả những gì đang diễn ra ngay lập tức. Đó là toàn bộ những gì chúng ta sắp sửa xem xét.
Con người thay đổi nhờ vào những phát minh mới, những áp lực mới, những lý thuyết mới, những tình thế chính trị mới; tất cả những thứ đó mang lại một sự thay đổi nhất định nào đó. Tuy nhiên ở đây chúng ta đang nói về một cuộc cách mạng tận gốc rễ, căn cơ trong sự tồn tại của mỗi cá nhân và xem xét liệu một cuộc cách mạng như thế có được thực hiện một cách từ từ hay ngay lập tức. Ngày hôm qua chúng ta đã thảo luận về tất cả những gì có liên quan đến việc thực hiện nó một cách từ từ, toàn bộ ý nghĩa của khoảng cách và thời gian cũng như nỗ lực cần thiết để đạt tới khoảng cách ấy. Và chúng ta đã nói, con người chúng ta đã cố làm điều này trong suốt nhiều thiên niên kỷ rồi, thế nhưng vì lẽ gì đó mà anh ta lại không thể nào thay đổi tận gốc được, ngoại trừ có lẽ một hay hai người đã làm được điều này. Vì vậy việc xem xét liệu chúng ta có khả năng làm được điều đó hay không hết sức quan trọng, đối với mỗi người trong chúng ta và từ đó lan rộng ra toàn bộ thế giới này – bởi vì thế giới là chúng ta và chúng ta chính là thế giới, đây không phải là hai lực lượng tách rời nhau. Liệu chúng ta có thể ngay tức thì quét sạch đi tất cả nỗi nhọc nhằn, cơn giận dữ, lòng căm thù, sự thù hằn mà đã từ lâu chúng ta tạo ra và cả sự cay đắng mà ta đang phải chịu đựng đây. Một cách rõ ràng, sự cay đắng là một trong những thứ mà ta thường phải chịu đựng nhất; liệu sự cay đắng ấy, khi ta biết mọi gốc rễ của nó, nhìn nhận được toàn bộ cấu trúc của nó, có thể nào được quét sạch đi ngay tức thì hay không?
Chúng ta cũng đã đồng ý rằng điều đó chỉ có thể thực hiện khi có sự quan sát. Một khi trí óc ta có thể quan sát rất tinh tường, thì chính sự quan sát ấy là hành động chấm dứt sự cay đắng. Chúng ta cũng đã cùng nhau thảo luận vấn đề thế nào là hành động, liệu có bất kỳ hành động nào mà tự do, tự nhiên, không hề mang tính bạo lực hay không. Hay có phải hành động đều được dựa trên ký ức của chúng ta, những lý tưởng của chúng ta, những mâu thuẫn của chúng ta, những đau đớn của chúng ta, sự cay đắng của chúng ta và nhiều thứ khác nữa? Liệu bản thân hành động có phải luôn luôn xấp xỉ với một lý tưởng, với một nguyên tắc, với một khuôn mẫu nào đó chăng? Và chúng ta đã nói, một hành động như thế hoàn toàn không thực sự là một hành động, bởi vì nó tạo ra sự đối kháng giữa những gì “nên là” và những gì “đang là”. Một khi bạn có một lý tưởng trong bạn thì luôn tồn tại khoảng cách cần phải được lấp đầy giữa những gì bạn đang là và những gì bạn nên là. Cái “nên là” ấy có lẽ phải mất nhiều năm mới trở thành hiện thực, hay như theo nhiều người vẫn tin, phải mất rất nhiều kiếp trở đi trở lại cho đến khi bạn đạt tới thế giới hoàn hảo ấy. Chúng ta cũng đã nói rằng luôn có sự hồi sinh của ngày hôm qua ở ngày hôm nay; cho dù ngày hôm qua đó bắt đầu từ nhiều thiên niên kỷ hay chỉ 24 tiếng đồng hồ trước đây đi chăng nữa, nó vẫn đang hoạt động khi mà có một hành động dựa trên sự phân chia giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, thứ mà được xem là “cái nên là”. Tất cả những điều này, chúng ta đã thảo luận, đều mang đến sự đối kháng, mâu thuẫn, nỗi buồn khổ; nó không phải là hành động. Sự nhận thức chính là hành động; chính sự nhận thức ấy là hành động, hành động xảy ra khi bạn đối mặt với một mối nguy hiểm; lúc ấy liền xuất hiện một hành động tức thì. Tôi nghĩ chúng ta đã thảo luận đến điểm này ở ngày hôm qua rồi.
Sự tức thời này cũng xảy ra khi có một cuộc khủng hoảng lớn, một sự thách thức, hay một nỗi đau khổ lớn. Lúc ấy trong chốc lát trí óc ta yên lặng một cách lạ thường, nó bị sốc. Tôi không biết liệu bạn đã từng quan sát nó chưa. Khi bạn nhìn thấy núi vào buổi tối hay buổi sáng sớm, cùng với luồng ánh sáng lạ thường trên nó, những bóng râm, sự bao la rộng lớn, vẻ hùng vĩ, cảm giác cô độc sâu lắng, khi bạn thấy tất cả những điều đó, trí óc của bạn không thể thâu nhận hết được; trong chốc lát trí óc ấy yên lặng một cách hoàn toàn. Thế nhưng nó nhanh chóng vượt qua sự bất thường ấy và phản ứng theo sự huân tập của chính nó, theo những vấn đề mang tính cá nhân riêng biệt của chính nó và cứ thế. Vậy luôn có một sự tức thời khi trí óc ta hoàn toàn lặng yên, nhưng nó lại không thể duy trì được trạng thái hoàn toàn lặng yên ấy. Sự lặng yên ấy có thể được tạo ra bởi một cú sốc. Hầu hết chúng ta đều biết trạng thái hoàn toàn lặng yên này khi có một cú sốc lớn xảy đến cho ta. Hoặc nó có thể được sản sinh ở bên ngoài bởi sự việc nào đó, hoặc nó có thể được sản sinh do chính ta tạo ra, ở bên trong, bởi một loạt những câu hỏi không thể có như ở trong một trường học dạy thiền nào đó, hoặc bởi trạng thái tưởng tượng nào đó, những công thức nào đó mà buộc cái trí óc này phải lặng yên – phương pháp này rõ ràng khá trẻ con và hết sức non nớt. Chúng ta đang bàn luận về một trí óc có thể nhận thức theo cách thức mà chúng ta từ nãy giờ đang nói đây, rằng chính sự nhận thức ấy đã là hành động. Để có thể nhận thức, trí óc phải hoàn toàn được tĩnh lặng, nếu không nó sẽ chẳng nhìn nhận được gì cả. Nếu như tôi muốn lắng nghe những gì bạn đang nói, tôi phải lắng nghe một cách yên lặng. Bất cứ suy nghĩ vẩn vơ nào, bất cứ sự diễn giải những gì bạn đang nói nào, bất cứ tâm trạng chống đối nào cũng đều ngăn cản việc lắng nghe một cách thực sự của tôi cả.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm đã xem
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Đăng kí thông tin thành công
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...