Tác giả: James Raven
Dịch giả: Hoàng Lan
Ngôn ngữ: tiếng Việt
Năm xuất bản: 2024
Số trang: 724
Nhà phát hành: Thái Hà
Nhà xuất bản: Thế Giới
Kích thước: 24 x 16 x 3.6 cm
Loại bìa: bìa mềm
Lịch Sử Sách - The Oxford Illustrated History Of The Book
Có lẽ chúng ta nghĩ mình biết một cuốn sách nghĩa là như thế nào. Nó có chữ, bìa và gáy. Nó cũng có thể chứa hình ảnh. Nếu là một tác phẩm tham khảo, nhiều khả năng nó sẽ bao gồm một danh sách nội dung cùng chỉ mục. Theo quán tính, ta thường nghĩ sách sẽ được xuất bản, cũng như biết rằng chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới và mọi người đều đọc sách. Nhưng sau một thoáng suy ngẫm về những cuốn sách trong nhà mình, hay những cuốn sách đang được xếp chen chúc như cá mòi trên kệ của một lâu đài lịch sử vĩ đại nào đó, ta chợt nhận ra rằng, có rất nhiều cuốn sách chưa từng được đọc.
Dẫu vậy thì sách đã được đọc, đọc đi đọc lại hay chưa từng được mở ra đều tạo nên những điều thân thuộc và thường mang lại niềm an ủi (hoặc sự chỉ trích) đối với cuộc sống chúng ta. Bên cạnh đó, việc đọc một số cuốn sách nhất định, vào những thời điểm nhất định, trong những hoàn cảnh nhất định, có thể làm thay đổi cuộc sống, mở mang đầu óc, khiến ta kinh sợ hoặc nguôi ngoai.
ĐIỀU GÌ ĐÃ TẠO NÊN MỘT CUỐN SÁCH?
Luôn có và tồn tại nhiều thách thức khác nhau đối với những giả định về điều gì đã tạo nên một cuốn sách. Nếu bạn đang đọc những dòng chữ này trên giấy, dưới dạng được đóng bìa của cuốn sách này, thì tức là bạn đã bị kéo vào quan điểm coi nó như một codex. Bắt nguồn từ chữ “caudex” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “thân cây” hoặc “khối gỗ”, codex thường được định nghĩa là một cuốn sách được làm từ một vài tờ giấy, giấy da, giấy cói hoặc các vật liệu tương tự. Mặc dù thường gắn liền với sách chép tay, nhưng thuật ngữ codex cũng đã trở nên phổ biến khi đi kèm với sách in trong thế giới phương Tây.
Nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi, liệu rằng con người có thể là một cuốn sách hay không. Những người kể chuyện, giáo viên hay nhà thuyết giáo, xưa và nay, đều ghi nhớ những câu chuyện hoặc tri thức của mình để diễn thuyết hoặc xướng ca theo yêu cầu. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta sẽ loại bỏ khái niệm “con người là một cuốn sách” bởi niềm tin rằng, một cuốn sách phải là phương tiện chứa những dấu hiệu được mã hóa mà con người có thể đọc được một cách trực quan.
VỀ CUỐN SÁCH LỊCH SỬ SÁCH
Sách tồn tại trước cả khi sách như chúng ta biết đến ngày nay xuất hiện: nghĩa là, nhiều đồ vật và hình thức mang chở chữ viết đã hiện diện trước cả khi những tờ giấy được gắn lại với nhau, trở thành phương tiện di động mặc định cho việc lưu trữ lâu dài văn bản và truyền tải văn bản trên toàn thế giới.
Lịch sử sách sẽ phá vỡ cả hai rào cản đối với sự hiểu biết của chúng ta về sách, đó là: thời gian và địa lý. Cuốn sách đưa ta đi khắp thế giới, từ thời cổ đại đến hiện đại, từ những phiến đất sét mang dấu vết chữ hình nêm đến máy tính bảng điện tử có ký hiệu và hình ảnh kỹ thuật số.
Lịch sử sách sẽ cho thấy là sách đã liên tục được sửa đổi, cải cách theo thời gian ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới Mỗi chương của cuốn sách sẽ làm sáng tỏ những hình thức bất biến và còn sót lại của sách, các thời điểm chuyển tiếp quan trọng cũng như việc đồng tồn tại những mục đích sử dụng lẫn vật liệu tương phản nhau của sách trong một thời gian dài.
Lịch sử sách có thể không bao quát toàn diện, nhưng với mười sáu người cộng tác trong cuốn sách – tất cả đều những là học giả hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tương ứng của mình – đã đưa ra những góc nhìn mới mẻ, mang lại hiểu biết tương đối về việc sách đã và đang có ý nghĩa như thế nào trong nhiều xã hội khác nhau.
Lịch sử sách có vô số hình ảnh minh họa cùng chú thích mô tả đi kèm, sẽ đưa ra những ví dụ riêng biệt, cụ thể và sinh động về lịch sử của sách.
Lịch sử sách tóm lược dòng thời gian mang lại cảm giác sinh động về những điểm tương đồng, tương phản bất ngờ trong lịch sử làm sách cũng như đọc sách trên toàn thế giới. Việc tổng hợp các mốc thời gian về những thời điểm tiêu biểu trong lịch sử toàn cầu của sách sẽ khiến chúng ta phải ngồi ngẫm lại.
MỤC LỤC
Chương 1: LỜI GIỚI THIỆU
Chương 2: THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Chương 3: BYZANTINE
Chương 4: ĐÔNG Á THỜI TRUNG CỔ VÀ THỜI SƠ KỲ CẬN ĐẠI
Chương 5: TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
Chương 6: PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH
Chương 7: QUẢN LÝ THÔNG TIN
Chương 8: THẾ GIỚI HỒI GIÁO
Chương 9: KHAI SÁNG VÀ CÁCH MẠNG
Chương 10: NAM Á
Chương 11: CÔNG NGHIỆP HÓA
Chương 12: TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN VÀ TRIỀU TIÊN THỜI HIỆN ĐẠI
Chương 13: TOÀN CẦU HÓA
Chương 14: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG SÁCH