1. Lục Đạo Luân Hồi
Tác giả: Thích Điền Tâm
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Năm xuất bản: 2020
Số Trang: 319
Nhà phát hành: Văn Lang
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Kích thước: 27 x 19 cm
Hình thức: bìa cứng
Tranh Lục đạo luân hồi trong nghệ thuật Đường Ca khởi nguồn từ Ấn Độ cổ. Tương truyền khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, hai vị quốc vương miền trung Ấn Độ, một vị là Tần Tỳ Sa La vương, một vị là Ưu Điền vương, cả hai đều tín ngưỡng Phật giáo, lại có mối hữu hảo rất tốt. Có một lần, Ưu Điền vương tặng cho Tần Tỳ Sa La vương một chiếc áo giáp đính đầy đá quý. Tần Tỳ Sa La vương vô cùng hoan hỷ, vì không biết nên tặng lại lễ vật gì mà sinh ra ưu phiền nên đã thỉnh Phật Đà đang truyền đạo ở gần đó đến vẽ tượng của người tặng cho Ưu Điền vương. Phật Thích Ca Mâu Ni nói thân tướng của mình không phải là chân thực, bèn kiến nghị vẽ một bức tranh giáo nghĩa Phật pháp biểu hiện tam học, lục đạo, 12 duyên khởi. Đây chính là bức tranh Lục đạo luân hồi sớm nhất.
Lục đạo là 6 nơi ở của chúng sinh trong vòng luân hồi, chỉ cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục. Phật giáo cho rằng. Tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, dưới sự thúc đẩy của nghiệp lực đều phải lưu chuyển sinh tử trong lục đạo. Chúng sinh trong luân hồi đều ở trong biển khổ vô biên.Chúng sinh cõi trời được xem là khoái lạc nhất, họ không phải lo lắng về cơm áo, không phải vì cuộc sống mà phải bôn ba, hơn nữa tuổi thọ lại rất dài. Nhưng họ cũng có phiền não, khi lâm chung sẽ gặp “năm tướng suy của người trời”, những khoái lạc của một đời hưởng thụ từ đây sẽ tiêu biến triệt để.
Chúng sinh cõi người có 8 loại phiền não cơ bản: Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thịnh. Cuộc đời tuy cũng có nhiều khoái lạc nhưng cũng sẽ gặp phải phiền não vô tận. Tinh thần của “lục đạo luân hồi” trong Phật giáo là thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi, kích thích thái độ quan tâm sâu sắc đối với sinh mệnh của mình.
Độc giả hiểu được sự tinh thâm kỳ diệu của lục đạo luân hồi sẽ có những nhận thức siêu việt đối với những khổ nạn của bản thân sinh mệnh, có thể pháp tâm Bồ đề ngay trong cuộc sống hiện thực, gắng sức trừ khổ tạo vui cho bản thân và người khác, điều tiết tình cảm của mình đến trạng thái tốt nhất, từ đó mà vượt qua luân hồi trên tinh thần, giải thoát khỏi sự trói buộc của tình cảm, quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến giá trị của sinh mệnh.
2. Phật Giáo - Sinh Tử Kỳ Thư
Tác giả: Thích Điền Tâm
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Năm xuất bản: 2020
Số Trang: 479
Nhà phát hành: Văn Lang
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Kích thước: 27 x 19 cm
Hình thức: bìa cứng
Khi cuốn sách: "Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư" của Đại sư Liên Hoa được xuất bản, có nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi, nếu tin theo cuốn sách thì có nghĩa chúng ta sẽ bỏ đi việc thờ cúng tổ tiên? Thực tế cho thấy không một tôn giáo nào khuyên người ta làm việc ác, từ Đức Phật đến các thánh nhân đều khuyên bạn tôn kính cha mẹ. Trong cuốn sách này, bạn có thể tìm đọc phần tôn kính sáu phương. Trong đó nói rõ vấn đề kính lễ Phương Đông là tôn kính cha mẹ. Việc thờ cúng cha mẹ là một phần đạo tu hành, việc hiểu về phương pháp đón nhận cái chết là sự chuẩn bị cho mình, khi làm chủ được sinh tử có nghĩa là bạn đã chứng đắc được Phật lý. Đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, bạn có thể đọc lại câu chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Để cứu được mẹ, này Mục Kiền Liên đã chứng ngộ được Phật lý, hiểu rõ căn nguyên của sự khổ đau mà mẹ ngài đang phải lãnh nhận.
Chúng ta thường thấy khi người thân mất đi, người ta thường thờ cúng trong vòn 49 ngày. Giai đoạn 49 ngày đó là một khoảng thời gian ngắn trên dương thế nhưng lại đầy những khổ đau và thử thách với vong linh, đó là hai giai đoạn Trung ấm Pháp tính và Trung ấm Đầu thai.Cuốn sách sẽ có những chỉ điểm chính xác cho bạn khi tiếp xúc với từng vấn đề. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến các phương pháp Mật tu để đối cảnh với giai đoạn Trung ấm ngay khi bạn đang sống, chuẩn bị các tư lương cho cuộc hành trình về cái chết cùng với các nghi thức được dùng phổ biến trong Phật giáo. Đây là những nội dung mới mẻ và đặc sắc mà cuốn " Phật giáo sinh tử kỳ thư " bàn đến.