1. Phê Phán Năng Lực Phán Đoán
Tác giả: Immanuel Kant
Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn
Ngôn ngữ: tiếng Việt
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 584
Nhà phát hành: Thời Đại
Nhà xuất bản: Tri Thức
Kích thước: 16x24 cm
Loại bìa: Bìa cứng
Phê phán năng lực phán đoán là quyển Phê phán thứ 3 và, như Kant nói trong lời tựa của lần xuất bản thứ nhất, “với công trình này, tôi đã hoàn tất toàn bộ công cuộc phê phán của mình”. Hai quyển trước là “Phê phán lý tính thuần túy” nhằm trả lời câu hỏi “Tôi có thể biết gì?” và “Phê phán lý tính thực hành” trả lời câu hỏi “Tôi phải làm gì?”.
Câu hỏi thứ 3 “Tôi có thể hy vọng gì?” được Kant dành cho các bài viết và các công trình nghiên cứu tương đối ngắn viết về triết học lịch sử và triết học tôn giáo . Quyển Phê phán năng lực phán đoán là cầu nối cho cả ba câu hỏi trên, và tìm cách trả lời cho câu hỏi thứ tư, bao trùm ba câu hỏi trên do chính Kant đặt ra: “Con người là gì?” bằng cách gợi lên vấn đề mới: Tôi có thể cảm nhận và suy tưởng như thế nào về bản thân và thế giới xung quanh mình.
Phê phán năng lực phán đoán là một tác phẩm có kết cấu đa tầng, thực hiện hai chức năng: một mặt thực hiện chức năng hệ thống như là phần kết thức đóng góp về mặt phương pháp luận cho việc thúc đẩy luân lý và nghiên cứu về khoa học tự nhiên.
Vì thế, tác phẩm này được đánh giá như một “viên đá đỉnh vòm” của toàn bộ tòa nhà triết học.
2. Phê Phán Lý Tính Thực Hành
Tác giả: Immanuel Kant
Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn
Ngôn ngữ: tiếng Việt
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 336
Nhà phát hành: Thời Đại
Nhà xuất bản: Tri Thức
Kích thước: 16x24 cm
Loại bìa: Bìa cứng
PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH (1788) là quyển thứ hai trong “bộ ba” Phê phán nổi tiếng của I. Kant và là một trong các tác phẩm quan trọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới về nền tảng của đạo đức học: Quy luật luân lý là cơ sở để nhận thức về Tự do; Tự do là cơ sở cho sự tồn tại của Quy luật luân lý.
Lý tính thực hành là gì? Tại sao phải phê phán nó? Nói một cách ngắn gọn theo nhà nghiên cứu – dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, lý tính thực hành là năng lực lựa chọn hành động độc lập với những cảm tính, với những bản năng, nhu cầu, đam mê, những cảm giác về sự dễ chịu và không dễ chịu. Mục đích chính yếu của Kant là bác bỏ yêu sách của chủ nghĩa duy nghiệm lẫn của chủ nghĩa hoài nghi về luân lý.
Về cấu trúc, cuốn sách gồm 2 phần: Học thuyết về các yếu tố cơ bản và Học thuyết về phương pháp. Phần thứ nhất lại chia thành Phân tích pháp và Biện chứng pháp.
Về nội dung, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề sinh hoạt đạo đức của con người: hành vi đạo đức khác hành vi vô luân như thế nào? Tri thức khoa học và tri thức đạo đức khác nhau thế nào? Châm ngôn và luật đạo đức khác nhau ra sao? Kant giải quyết vấn đề linh hồn và Thượng đế thế nào?