Tác giả: Michelle Gibbings
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Năm xuất bản: 2024
Số trang: 360
Nhà phát hành: First News
Nhà xuất bản: NXB Dân Trí
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Loại bìa: Bìa mềm, tay gấp, có hiệu ứng
Sếp Tồi - Làm Gì Khi Bạn Có Một Người Sếp Tồi, Phải Quản Lý Sếp Tồi, Hay Chính Bạn Là Sếp Tồi?
Làm gì khi bạn có một người sếp tồi, phải quản lý sếp tồi, hay chính bạn là sếp tồi?
Có một hiện tượng thường được phóng đại trên phim ảnh và cũng vô cùng phổ biến trong các văn phòng, nhà máy hay nơi làm việc trên thế giới – đó là tất cả chúng ta đều từng làm việc cho một người sếp tồi. Họ là người khiến bạn sợ hãi khi phải đi làm, hiếm khi đánh giá cao sự nỗ lực của bạn, và tệ hơn nữa là làm tổn thương lòng tự trọng của bạn, khiến cho cuộc đời đi làm của bạn chẳng khác gì địa ngục.
Vậy phải làm gì nếu bạn đang khổ sở và kiệt sức dưới trướng của một người sếp tồi, đang phải quản lý sếp tồi, hay chính bạn là sếp tồi?
“Sếp tồi” có cấu trúc toàn diện và cân bằng khi xem xét lãnh đạo ở cả ba vai trò (tương ứng 3 phần chính): làm việc cho một người sếp tồi, quản lý một người sếp tồi và chính mình là một người sếp tồi. Do đó, dù bạn đang ở cấp bậc nào trong tổ chức, bạn cũng sẽ nhận được những chỉ dẫn sâu sắc, cụ thể từ cuốn sách. Đồng thời, bạn cũng có thể xem xét câu chuyện lãnh đạo từ nhiều điểm nhìn khác nhau.
Với mỗi phần, Michelle Gibbings đều định hướng bạn đọc đi qua 4 bước: Đánh giá tình hình → Lập chiến lược → Hành động → Chiêm nghiệm.
Xuyên suốt cuốn sách, Michelle Gibbings thường xuyên giới thiệu nhiều mô hình, công cụ quản trị, giao tiếp và tâm lý thú vị. Rất nhiều câu hỏi tự vấn được đặt ra trong từng chương sách, giúp bạn tự soi chiếu thách thức mình đang gặp phải. Không chỉ vậy, những mẩu chuyện công sở thực tế cũng giúp cuốn sách thêm sinh động, thu hút và gần gũi.
Trong “Sếp tồi”, Michelle Gibbings vừa đề cao những cảm xúc và sự tự chủ của mỗi cá nhân, vừa khuyến khích mỗi người dũng cảm nhìn ra những “điểm mù” của chính mình và thay đổi để cải thiện tình hình. Cô cũng nhắc nhở bạn đọc hãy thấu hiểu cho những cá nhân khác, dù đó là sếp hay nhân viên cấp dưới của mình, bởi thực tế ai cũng muốn làm tốt công việc của mình, chỉ là họ chưa có điều kiện hay chưa biết cách mà thôi.
Điểm sáng của “Sếp tồi” là cuốn sách đề cập đến những vấn đề tiêu cực nhưng không phải để than thở hay chỉ trích, mà là để phân tích và giải quyết bằng những thông tin có tính xây dựng. Như Michelle Gibbings đã viết:
“Quyển sách này không phải một tuyển tập những lời phàn nàn về các lãnh đạo xấu xa hay một bộ sưu tập những câu chuyện tiêu cực về những người sếp tồi tệ. Thay vào đó, đây là một quyển sách viết về hy vọng. Hãy đọc quyển sách này và tự chiêm nghiệm, và trên hết hãy tiếp cận quá trình hoàn thiện bản thân bằng thái độ tích cực cùng khiếu hài hước!”.