Tác giả: Tuệ Đức
Năm xuất bản: 2024
Số trang: 67
Nhà phát hành: Minh Thắng
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Kích thước: 24 x 16 x 0.6 cm
Loại bìa: bìa mềm
Sổ Tay Chép Kinh - Chú Đại Bi
* GIỚI THIỆU VỀ CHÚ ĐẠI BI
Chú Đại Bi là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Chú Đại Bi, còn được biết đến với tên gọi khác là Thanh Cảnh Đà La Ni, được trích từ kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, một kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa.
* Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHÉP CHÚ ĐẠI BI LÀ GÌ?
Chép Chú Đại Bi không chỉ là một hành động mang tính tôn giáo mà còn là một nghệ thuật sống, giúp con người tìm thấy sự an lạc, tu dưỡng đạo đức và hướng đến một cuộc sống tràn đầy từ bi, hỉ xả. Việc chép Chú Đại Bi như một dòng suối mát lành, làm dịu đi những nỗi khổ đau và mang lại niềm hy vọng, hạnh phúc cho người thực hành.
Mỗi nét chữ được viết ra mang theo sự thành tâm, kính cẩn, và lòng tôn kính đối với chư Phật, Bồ Tát không chỉ là để tu tâm, dưỡng tính mà còn là để cầu nguyện cho bản thân và gia đình, mong muốn sự bình an, may mắn, hạnh phúc. Trong từng câu chữ, người chép gửi gắm những lời nguyện cầu chân thành nhất, hy vọng vào sự che chở của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
* NHỮNG LƯU Ý KHI CHÉP CHÚ ĐẠI BI
Chép Chú Đại Bi là một hành động tu tập ý nghĩa, đòi hỏi sự thành tâm và tuân thủ một số lưu ý để bảo đảm sự trang nghiêm thành kính.
Tinh Thần Thành Kính: Trước khi bắt đầu chép Chú Đại Bi, người thực hành cần giữ một tâm thế thanh tịnh, tĩnh tâm và tập trung.
Chọn Nơi Chép Kinh: Nên chọn một nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng đãng để chép kinh. Có thể đốt một chút hương trầm để không gian thêm phần thanh tịnh.
Chuẩn Bị Đầy Đủ Dụng Cụ: Trước khi chép, hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như bút, tẩy, và nếu có thể, hãy chọn những loại bút tốt, không bị lem mực.
Giữ Vệ Sinh Cá Nhân: Trước khi chép Chú Đại Bi, nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, tránh ăn uống những thực phẩm nặng mùi hoặc không thanh khiết.
Không Ngắt Quâng: Cố gắng hoàn thành một biến Chú Đại Bi mà không bị gián đoạn. Tránh để kinh văn dỡ dang quá lâu, vì điều này có thể làm mất đi sự liên tục và tập trung trong việc thực hành.
Chú Ý Đến Từng Chữ: Khi chép kinh, nên viết từng chữ một cách cẩn thận, rõ ràng, không viết vội vàng hay thiếu chú tâm. Mỗi chữ nên được chép ra với tâm nguyện và lòng thành kính sâu sắc.
Bảo Quản Kinh Văn: Sau khi chép xong, nên bảo quản bản kinh chép một cách cẩn thận, tránh để nơi ẩm ướt, bẩn thỉu