1. Tánh Không - Cốt tủy triết học Phật giáo
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Kích thước: 16 x 24 cm
Tác giả: T.R.V Murti
Số trang: 460
Loại bìa: Bìa mềm
-------------
Prajnaparamita là chỗ kết tinh của mọi lý luận trong thiên hạ, còn Tánh Không làm tiêu dung tất cả các kiến giải cổ kim. Mô phỏng theo Ngọa Long Sinh, ta có thể nói "Trước Thiên Kiếm Prajnaparamita, lý luận không còn tuyệt học; dưới Tuyệt đao Sunyata, kiến giải không có sinh cơ."! Đẩy lý trí con người vào tuyệt lộ, buộc tất cả các luận sư uyên bác phải đối diện với sự sụp đổ tan tành của mọi hệ thống lý luận, đó là Tuyệt đao.
Nhưng phủ định tòan triệt theo tinh thần Prajna là thể cách vi diệu để đưa đến sự khẳng định toàn triệt trong cảnh giới tự do tuyệt đối, đó là Thiên kiếm. Tuyệt đao thì phá hủy mọi kiến giải theo thể cách của Trí tuệ, còn Thiên kiếm thì từ bi hóa độ theo thể điệu của Bi tâm. Cả kiếm lẫn đao đều vạch ra một thông lộ cho hành giả tìm về cõi đạo uyên nguyên trong sự Im Lặng của đức Phật - sự Im Lặng bao trùm tất cả những chân trời tư tưởng của nhân loại
2. Không Tánh Của Không Tánh
Nhà xuất bản: Thuận Hóa
Kích thước: 14x20cm
Tác giả: C. W. Huntington, Geshé Namgyal Wangchen
Số trang: 530
Loại bìa: Bìa mềm
--------------
Trung Quán tông là một trường phái tư tưởng Phật giáo xuất phát ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ II và III Tây lịch, ảnh hưởng trực tiếp từ phong trào phát triển Phật giáo Đại thừa. Bằng một tiếp cận mới trong phương pháp nghiên cứu, tác phẩm không tánh của không tánh (Emptiness of Emptiness) khảo sát lại giáo nghĩa Trung Quán và trình bày những phê phán của trường phái này một cách tinh tế và thuyết phục hơn đối với tất cả các quan điểm triết học, cũng như phương pháp giải thích của phương Tây.
Dựa vào những nguồn tư liệu nghiên cứu có trước bằng tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng, tác phẩm này kiểm chứng triết học giải thoát từng tồn tại những giá trị thiết thực trong nghiên cứu và tu tập ở Châu Á. Đánh giá ý nghĩa triết học của trường phái Trung Quán, tác giả đã khẳng định sức mạnh phê phán phản tỉnh của những tiền đề thuộc phương pháp luận, cũng là giáo nghĩa trọng tâm của tư tưởng Trung Quán thời kỳ đầu ở Ấn Độ.
Với phương pháp phân tích tự giải thể kết cấu của Long Thọ và những vị luận sư đương thời đã xây dựng nên một luận chứng triết học khai trí, cung cấp phương tiện thảo luận về các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa khách quan và chủ nghĩa lý tính – cũng là những vấn đề biện luận triết học tinh túy hiện nay của phương Tây.
Tác phẩm này còn bao gồm bản dịch đầu tiên đối với tác phẩm Nhập trung quán luận (The Entry into the Middle Way) của luận sự - Nguyệt Xứng (Candrakĩrti), đồng thời còn kèm theo nhiều chú thích và phê bình nghiên cứu ở phương diện văn bản học.