Combo 2 quyển: Tánh Không - Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo + Lịch Sử Triết Học Ấn Độ - Thích Mãn Giác
1. Tánh Không - Cốt tủy triết học Phật giáo
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Tác giả: T.R.V Murti
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 460
Loại bìa: Bìa mềm
----------------------
Prajnaparamita là chỗ kết tinh của mọi lý luận trong thiên hạ, còn Tánh Không làm tiêu dung tất cả các kiến giải cổ kim. Mô phỏng theo Ngọa Long Sinh, ta có thể nói "Trước Thiên Kiếm Prajnaparamita, lý luận không còn tuyệt học; dưới Tuyệt đao Sunyata, kiến giải không có sinh cơ."! Đẩy lý trí con người vào tuyệt lộ, buộc tất cả các luận sư uyên bác phải đối diện với sự sụp đổ tan tành của mọi hệ thống lý luận, đó là Tuyệt đao. Nhưng phủ định tòan triệt theo tinh thần Prajna là thể cách vi diệu để đưa đến sự khẳng định toàn triệt trong cảnh giới tự do tuyệt đối, đó là Thiên kiếm. Tuyệt đao thì phá hủy mọi kiến giải theo thể cách của Trí tuệ, còn Thiên kiếm thì từ bi hóa độ theo thể điệu của Bi tâm. Cả kiếm lẫn đao đều vạch ra một thông lộ cho hành giả tìm về cõi đạo uyên nguyên trong sự Im Lặng của đức Phật - sự Im Lặng bao trùm tất cả những chân trời tư tưởng của nhân loại.
2. Lịch Sử Triết Học Ấn Độ - Thích Mãn Giác
Tác giá: Thích Mãn Giác
Khổ sách: 13x20.5cm
Số trang: 410/ bìa mềm
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Minh Châu
Phần mở đầu của soạn giả
Chương một : Người Arya đến Ấn Độ và tôn giáo Rig-véda
- Những dân tộc ở trước nhất tại Ấn Độ
- Người Arya xâm chiếm Ngũ hà ( Punjak)
- Tôn giáo Rig-véda
- Tư tưởng triết học buổi khai thủy
Chương Hai : Xã hội nông thôn với Bà-la-môn giáo
- Xã hội Nông thôn và đặc tính giai cấp
- Biên soạn Thánh Kinh Véda
- Tư tưởng triết học trong bộ Atharva-véda
- Tư tưởng triết học trong các Thánh kinh xếp vào loại tế nghi tư Brahmana
Chương Ba : Đô thị phát triển song song với tân trào tự do tư tưởng
- Đô thị phát triển
- Phái Duy vật khoái lạc Ajita
- Thuyết bảy đại của phái Pakudha
- Thuyết phủ nhận đạo đức của Purana
Chương Bốn : Trở thành quốc gia thống nhất và biến cải trong các ngành tôn giáo
- Triềuđại Maurya với sự nghiệp thống nhất Ấn Độ
- Chủ nghĩa quốc gia của Kautiyam
- Lí tưởng chính trị của Asoka ( A-dục) Đại đế
- Phật giáo phổ cập đến đại chúng
Chương Năm : Nền thống nhất quốc gia bị tan vỡ và tình trạng biến thiên của các ngành tôn giáo
- Nền thống nhất quốc gia bị tan vỡ và sự xâm nhập của ngoại nhân
- Các tông phái Phật giáo
- Kỳ-na giáo ( jaina) phổ cập đến đại chúng
- Tư tưởng triết học trong bộ sử thi Mahabhatara
Chương sáu : Tư tưởng mới dưới thời đế quốc Kushana
- Thời đại đế quốc Kushana
- Lý luận mới về quan niệm quốc gia
Chương bảy : Các môn phái triết học dưới thời đại quốc gia tập quyền
- Triết thuyết cổ Sankiya ( Số luận)
- Phái học đạo Yoga
- Học phái Mimamasa ( Di-man-tác)
- Học phái Vaisesika ( Thắng luận )
Chương tám : Tình trạng phát triển học phái dưới thời đại các vương triều bị phân hóa
Vài nét tổng quát : Các vương triều bị phân hóa
- Bà-la-môn giáo và Ấn Độ giáo
- Phật giáo
Chương chín : Hồi giáo xâm nhập và biến dạng tư tưởng
Vài nét tổng quát : Hồi giáo xâm nhập
- Biến dạng các truyền thuyết
- Triển hướng tư tưởng ở Cận-đại
Chương mười : Chuyển hướng tư tưởng và áp bức chủ nghĩa đế quốc tư bản
- Giao thiệp chính trị với Tây Phương ở Cận đại
- Chuyển hướng về ý thức xã hội của các ngành tôn giáo
- M.K Gandhi
- R. Tagore
- Lĩnh vực mới của Triết học
- Sách tham khảo