Tác giả: Karl Lowith
Dịch giả: Trần Nhựt Khang
Hiệu đính: Ts. Dương Ngọc Dũng
Năm xuất bản: 2023
Số trang: 744
Nhà phát hành: Khai Minh
Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội
Kích thước: 14 x 22 cm
Loại bìa: bìa mềm
Từ Hegel Đến Nietzsche - Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX
Cuốn sách làm sống động cái thời đại cùng tư tưởng của những triết gia được liệt vào hàng kinh điển của nước Đức. Hegel nổi lên như người trung gian vĩ đại giữa các mặt đối lập, ông đã cố gắng và có lẽ đã xóa bỏ mọi căng thẳng giữa đức tin và lý trí, khách quan tính và tính chủ quan, cá nhân và nhà nước, lý thuyết và thực tiễn. Những triết gia hậu thế, đặc biệt là Marx và Kierkegaard, đã xé nát những gì Hegel đã vạch ra. Vào thời Nietzsche, thế giới quan của Hegel, cùng hầu hết mọi loại thế giới quan trong quá khứ, bị lung lay tận gốc, do đó Nietzsche buộc phải nỗ lực tái thiết và để rồi kết thúc cái thời đại ấy trong sự điên loạn của ông. Đây là một cuốn triết sử-sử triết kinh điển, đúng như tiêu đề của nó, đã tạo nên cuộc cách mạng tư tưởng thế kỷ 19, rất đáng đọc!
Trích dẫn sách Từ Hegel Đến Nietzsche - Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX
"Đối với Hegel, lịch sử triết học không phải là một quá trình song song hay ở bên ngoài thế giới, mà là “trung tâm của lịch sử thế giới”. Nhân tố chi phối cả hai là cái tuyệt đối trong hình thức của “tinh thần thế giới", bản chất của nó là sự vận động, và do đó là lịch sử. Tác phẩm của Hegel không chi bao gồm triết học lịch sử và lịch sử triết học, mà toàn bộ hệ thống của ông được định hướng về mặt lịch sử ở một mức độ chưa từng có ở bất kỳ triết học nào trước đây. [...] Hegel hoàn thành lịch sử của tinh thần theo nghĩa là sự hoàn thiện cuối cùng của nó, trong đó mọi thứ diễn ra từ trước đến lúc này hoặc mọi thứ đã được biết đến đều được thấu hiểu trong một thể thống nhất; nhưng ông hoàn thành nó cũng là một kết thúc theo nghĩa cánh chung, khi đó lịch sử của tinh thần cuối cùng được nhận thức. Và bởi vì bản chất của tinh thần là tự do hiện hữu với chính nó, nên tự do toàn vẹn đạt được với sự hoàn thành quá trình lịch sử của nó.”
“Nhưng vấn đề của sự vĩnh cửu chính là: làm thế nào để nó có nghĩa là hồi quy vĩnh cửu, được tìm thấy trong cách mà Nietzsche vượt lên “thời gian” với “con người”. Đó là một lối thoát khỏi lịch sử của Kitô giáo. Nietzsche gọi nó là cái “Tôi” – cuộc chinh phục chủ nghĩa hư vô" bắt nguồn tử cái chết của Thiên Chúa. Zarathustra là “người chiến thắng cả Thiên Chúa và hư vô”. Trên cơ sở mối liên hệ thiết yếu giữa “lời tiên tri” về su hoi quy vĩnh cửu và “lời tiên tri” về chủ nghĩa hư vô, lý thuyết của Nietzsche giả định hai mặt: đó là sự tự chinh phục của chủ nghĩa hư vô, trong đó “kẻ chiến thắng và kẻ bại trận” là một. Họ là một với tư cách là “ý chí kép” của Zarathustra, là “cái nhìn hai mặt” của Dionysus vào thế giới, và “thế giới không có hai mặt” của Dionysus [chi] là một ý chí, một cái nhìn và một thế giới".