Nhà xuất bản: Thế Giới
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Tác giả: Robert Wright
Số trang: 420
Loại bìa: Bìa mềm
-------------------
VÌ SAO PHẬT GIÁO GIÀU CHÂN LÝ?
Đạo Phật dưới góc nhìn khoa học và triết học
Tự cứu chính mình với Vì sao Phật giáo giàu chân lý?
Robert Wright lập luận rằng tâm trí con người được thiết kế để chúng ta thường xuyên ảo tưởng về bản thân và thế giới. Và nó được thiết kế để làm cho hạnh phúc khó bền vững. Nhưng nếu chúng ta biết tâm trí của chúng ta đang bị đánh lừa bởi lo lắng, phiền muộn, tức giận và tham lam, chúng ta sẽ làm gì? Wright định vị câu trả lời trong Phật giáo, đã tìm ra cách đây hàng nghìn năm điều mà bây giờ các nhà khoa học mới khám phá ra. Phật giáo cho rằng đau khổ của con người là kết quả của việc không nhìn thế giới một cách rõ ràng - và thông qua thiền định, sẽ làm cho chúng ta trở thành con người tốt hơn, hạnh phúc hơn.
Trong Vì sao Phật giáo giàu chân lý?, Wright dẫn người đọc vào một cuộc hành trình về tâm lý học, triết học và nhiều khóa tu im lặng để chỉ ra cách thức và lý do thiền định có thể đóng vai trò là nền tảng cho đời sống tinh thần trong thời đại thế tục. Đây là cuốn sách Phật giáo đầu tiên kết hợp tâm lý học tiến hóa với khoa học thần kinh tiên tiến để bảo vệ những tuyên bố cấp tiến cốt lõi của triết học Phật giáo. Với sự trung thực và trí tuệ quyết liệt, nó sẽ thuyết phục bạn không chỉ rằng Đạo Phật là đúng - có nghĩa là, một lối thoát khỏi sự si mê của chúng ta - mà cuối cùng nó có thể cứu chúng ta khỏi chính chúng ta, với tư cách cá nhân và giống loài.
Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý?
Why Buddhism Is True không nói đến những khía cạnh “siêu nhiên” hay siêu hình vốn dĩ của đạo Phật – chẳng hạn như sự đầu thai – mà bàn về các khía cạnh tự nhiên: các ý tưởng vừa vặn nằm trong phạm vi của tâm lý học và triết học hiện đại. Tức cuốn sách được trình bày một số nhận định độc đáo và cấp tiến của Phật giáo. Nếu nghiêm túc xem xét, bạn sẽ thấy đây là những nhận định có thể cách mạng hóa cách mà chúng ta nhìn nhận về chính mình và thế giới xung quanh.
Thế giới cũng không chỉ có một đạo Phật duy nhất, mà có rất nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau về đủ mọi phương diện lý luận. Nhưng cuốn sách Phật giáo này chỉ tập trung vào một “cốt lõi chung” – những tư tưởng cốt lõi được tìm thấy trong các trường phái chính của đạo Phật, dù những tư tưởng này có mức độ quan trọng khác nhau và có thể có cách nhìn nhận khác biệt ở những trường phái khác nhau.
Với Vì sao Phật giáo giàu chân lý?, Robert Wright sẽ không lân la vào những phần quá chi tiết của tâm lý và triết lý nhà Phật. Chẳng hạn Tạng vi diệu pháp –một bộ tổng hợp những ghi chép của Phật giáo nguyên thủy – cho rằng có 89 loại tâm thức, trong đó bao gồm 12 tâm bất thiện. Các bạn hẳn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng cuốn sách này sẽ không đi vào những vấn đề ấy.
Hơn nữa, chân lý (true) quả là một từ tế nhị, và việc khẳng định chân lý về bất cứ điều gì, bao gồm cả những tư tưởng sâu sắc trong triết học hay tâm lý học, là một việc tế nhị. Thực tế, bài học lớn rút ra từ đạo Phật chính là hãy luôn nghi ngờ khả năng trực giác mà lối nhận thức thế giới thông thường đã mang lại và khiến bạn tin rằng chính trực giác giúp bạn nhìn thấy chân lý. Một số ghi chép của Phật giáo thời kỳ đầu thậm chí còn đặt ra những hoài nghi: liệu một thứ như “chân lý” rốt cuộc có tồn tại hay không. Tuy nhiên, trong bài thuyết pháp nổi tiếng nhất của Đức Phật, Ngài đã trình bày những tư tưởng thường được biết đến với tên gọi Tứ diệu đế (bốn chân lý cao quý), do vậy cũng không thể nói từ chân lý chưa từng hiện diện trong các cuộc đàm luận về tư tưởng Phật giáo. Robert Wright đã cố gắng bước đi bằng lòng khiêm nhường và thái độ thỏa đáng khi đưa ra nhận định: chẩn đoán của Phật giáo đối với tình trạng khó khăn của con người về cơ bản là đúng, và toa thuốc đạo Phật đã kê là hết sức hợp lý và quan trọng hàng đầu.
Cuối cùng, thừa nhận giá trị của các tư tưởng cốt lõi trong đạo Phật không nhất thiết là đưa ra quan điểm nào đó, theo cách này hay cách khác, về các trường phái tôn giáo hay triết học khác. Đôi khi sẽ có sự xung khắc về logic giữa một tư tưởng Phật giáo với một tư tưởng thuộc trường phái khác, nhưng thường thì điều này không xảy ra. Đức Đạt Lai Lạt Ma từng khuyên: “Đừng cố sử dụng những gì học được từ đạo Phật để trở thành một Phật tử tốt hơn. Hãy áp dụng những điều ấy để trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình ở hiện tại”.
Hãy đọc Vì sao Phật giáo giàu chân lý? và đi tìm câu trả lời bạn nhé!