Nhà xuất bản: Thế Giới
Kích thước: 14 x 24 cm
Tác giả: Paul Doumer
Số trang: 652
Dịch giả: Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy
Loại bìa: Bìa cứng
-----------------
XỨ ĐÔNG DƯƠNG - QUYỂN SÁCH GÂY CHOÁNG NGỢP VỀ ĐÔNG DƯƠNG THỜI THUỘC ĐỊA TRONG CON MẮT CỦA MỘT NHÀ CẦM QUYỀN
Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như: Bộ Trưởng Tài chính, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện rồi làm Tổng thống Pháp, nên bạn đọc hoàn toàn có cơ sở để tin rằng những suy nghĩ và đánh giá của ông là sâu sắc và rất khác với nhiều tác giả thuộc địa khác. Xứ Đông Dương là cuốn sách tái hiện một giai đoạn lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn mới mẻ, gợi lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động và bi thương mà Việt Nam và các nước láng giềng đã trải qua.
Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất, giá trị nhất về xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt những minh họa rất đẹp trong sách cho thấy hình ảnh của nhiều địa điểm lịch sử trên khắp đất nước Việt Nam và bán đảo Đông Dương vào thời điểm đó. Khi nhìn những hình ảnh này, khi đọc những dòng chữ này, chúng ta sẽ hình dung được chúng ta đã đổi thay thế nào, thậm chí đã mất mát đầy đau đớn ra sao.
Cuốn hồi ký ghi lại lịch sử năm năm Paul Doumer cai quản Đông Dương qua bảy chương sách. Ở chương đầu, tác giả kể hành trình nhậm chức từ Paris tới Sài Gòn bấy giờ. Các chương tiếp theo đặt theo tên những địa danh: Tổng quan về Đông Dương, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên, Ai Lao. Bằng con mắt quan sát, tác giả dẫn người đọc đến với nhiều câu chuyện về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế mỗi vùng. Ở chương cuối - Sự trỗi dậy của Đông Dương - tác giả tổng kết sứ mệnh toàn quyền Đông Dương của mình. Ông tự nhận đã tạo ra "một nền hòa bình vững chắc", "một bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng hệ thống giao thông cơ bản". Theo ngòi bút của Paul Doumer, độc giả được du ngoạn qua các vùng miền khác nhau với bản sắc riêng cùng những điểm yếu của Xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX.
"Cuốn sách truyền tải rất nhiều thông tin về xứ Đông Dương, nhất là về một giai đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt về nhận thức trong xã hội Việt Nam lúc đó. Những năm tháng này cùng những sự kiện diễn ra mang đậm dấu ấn lịch sử cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, khách quan, tránh những thành kiến và phê phán một chiều".
(Phó Giáo sư Dương Văn Quảng - Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp)