Nhà xuất bản: Hồng Đức
Tác giả: Pierre Daco
Người dịch: Phan Quang Định
kích thước: 13.5x20.5cm
Số trang: 253
Loại bìa: Bìa mềm
----------------
Giải Mã Các Giấc Mộng Qua Ánh Sáng Phân Tâm Học
Cuốn sách Giải Mã Các Giấc Mộng Qua Ánh Sáng Phân Tâm Học nguyên tác có tựa đề Interpre tation des Rêves là một cuốn sách khảo luận nghiêm túc nhằm giải thích một cách đúng đắn các giấc mộng dựa trên cơ sở lý luận của Phân tâm học, đánh đổ những kiểu Đoán điềm giải mộng thần bí vu vơ và cả những kiểu giải thích duy sinh lý thô thiển.
Đây là một tác phẩm rất hữu ích trong việc tìm hiểu giáo dục trẻ thơ cũng như soi sáng và trị liệu những bất ổn tinh thần trong người lớn, đồng thời góp phần khơi nguồn cho cảm hứng sáng tạo và phê bình văn nghệ...
Những giấc mộng ban đêm luôn mê hoặc người ta, cho nên ta chẳng thấy lạ là từ xưa cho đến giờ con người luôn tìm kiếm ý nghĩa ngẫu nhiên của cái vũ trụ kỳ dị đó…Giấc mộng là hành lang nối liền những căn hầm mênh mông của vô thức với những tầng trên của ý thức chúng ta, hiển thị nhân cách sâu xa, chân ngã thực tướng cốt yếu của chúng ta. Giấc mộng mang tính cá nhân và thân mật tuyệt đối, là tình trạng khảo thân toàn diện của chúng ta.
Con người ai cũng có ham muốn, nhu cầu, nguyện vọng nhưng không phải ham muốn nào cũng được ý thức như một thứ thành kiến hợp pháp, được chúng ta chấp nhận. Mà có những ham muốn bị coi là xấu xa tội lỗi nên ý thức chúng ta chế ngự chúng, muốn quên chúng đi bằng cách đẩy lùi chúng vào tiềm thức và vô thức. Khi ta ngủ, những ham muốn đó không bị canh giữ, đã thoát ra thành những giấc mơ. Nhưng ngay cả trong mơ những dục vọng này vẫn bị kềm giữ bởi ý thức đạo đức, nên chúng được ngụy trang thành những hình ảnh chắp nối kỳ dị lung tung, hoặc những câu chuyện hoang đường lộn xộn và có phần vô lý.
Nếu bạn nói cho tối biết bạn mơ gì, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai.
Sigmund Freud tin rằng: “Việc giải thích các giấc mộng là con đường thẳng tắp dẫn đến hiểu biết về vô thức trong đời sống tâm linh”. Ông cho rằng giấc mơ tạo nên nội dung công khai của nó từ những tàn dư ký ức thuộc hai nguồn: từ những sự kiện của ngày hôm trước và từ tuổi thơ.
Carl Gustav Jung đi xa hơn, ông khẳng định giắc mơ dựa vào một nguồn gốc thứ ba, thuộc về lịch sử tiến hóa của loài người mà ông gọi là vô thức tập thể. Ông quả quyết giấc mơ có nguồn gốc từ những mối ưu tư rộng hơn nhiều: tồn tại nhân sinh.
Pierre Draco, bằng lý thuyết phân tâm học của Freud, tâm lý học phân tích của Jung, dựa vào việc kiến giải sâu sắc những hiện tượng tâm lý và ứng dụng hiệu quả các phương pháp tâm trị liệu, qua các tác phẩm khảo luận của mình, ông đã đưa ra cách giải thích đứng đắn dựa trên cơ sở lý luận của phân tâm học, đánh đổ những kiểu đoán điềm gải mộng thần bí vu vơ và thô thiển. Qua đó ta bắt gặp một lập trường nhân bản sáng tỏ và dứt khoát: “Không phải thần linh nói trong giấc mộng của tôi, cũng không phải thân xác tôi nằm mộng, mà chính Tôi mộng.”
Vấn đề là giải thích sao cho hợp lý, chính xác và ý nghĩa những dấu hiệu trong giấc mộng, để hiểu rõ bản thân, giải tỏa ức chế và vướng mắc nội tâm, nhằm đạt đến trạng thái quân bình, hài hòa và lành mạnh. Tập sách này được biên dịch và tổng hợp dựa trên các tác phẩm của Sigmund Freud, Carl Gustav Jung, Alfred Adler, của Gaston Bachelard, Eric Fromn, Marthe Robert…, với mong muốn phục vụ nhu cầu chính đáng “hiểu mình hiểu người” của tất cả chúng ta.