Nhà xuất bản: Tổng hợp TP.HCM
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Tác giả: Hobuyoshi Hirai
Số trang: 700
Loại bìa: bìa mềm
----------------------
3 quyển sách để thấu hiểu và khơi dậy tiềm năng của trẻ
1. Giáo Dục Không La Mắng
Có thể nói, nuôi dạy trẻ là cả một quá trình dài hơi, tốn sức, tốn thời gian và đầy “cân não” đối với các ông bố, bà mẹ. Quá trình đó đòi hỏi sự kiên nhẫn và dụng tâm từng chút một của bố mẹ, quan sát từng hành vi học hỏi của trẻ qua những hành động hiếu kỳ, phá phách, tìm tòi để thỏa mãn trí tò mò của chúng.
Trong cuốn sách Giáo dục không la mắng, tác giả – GS. Nobuyoshi khẳng định sự phá phách của trẻ là hành động sinh ra từ tính hiếu kỳ và chính tính hiếu kỳ là động lực cho tinh thần hành động tích cực của trẻ sau này. Khi là một người mẹ, có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì căn phòng đầy những thứ rơi vãi; nhưng nếu bạn bảo: “Không được” và cấm đoán trò phá phách của con trẻ thì hạt mầm hiếu kỳ cũng sẽ bị bóp nát.
Vậy làm thế nào để có thể giáo dục trẻ, trong khi không làm mất đi tính hiếu kỳ và sự sáng tạo của chúng? Với hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, GS. Nobuyoshi đã đúc kết những kinh nghiệm và kiến thức nuôi dạy trẻ trưởng thành, độc lập và trở nên ưu tú của trong cuốn sách Giáo dục không la mắng.
Đừng xem hành vi khám phá của trẻ là phá phách, ngỗ nghịch mà cần hiểu rằng trẻ đang trong quá trình học hỏi, thỏa mãn tính hiếu kỳ. Bố mẹ cần nuôi dưỡng tinh thần tích cực hành động ấy của trẻ. Hãy trao sự tự do cho con, giao việc cho con, tức là nỗ lực dõi theo con nhưng không góp ý, không làm thay con…
Những đứa trẻ được nuôi dưỡng “sự hăng hái” và “sự cảm thông” thì lớn lên sẽ trở thành những thanh niên ưu tú. Khi hoàn thành Giáo dục không la mắng, các bậc phụ huynh sẽ hiểu được rằng những trò phá phách là nuôi dưỡng tính hài hước và óc sáng tạo và hãy nhớ rằng hạnh phúc là khi trẻ được sống đúng như là một đứa trẻ.
2. Kỷ luật trong nụ cười
Yêu thương con cái luôn là điều dễ dàng, nhưng kỷ luật chưa bao giờ dễ dàng. Nếu chúng ta muốn các con biết đúng sai, tự chủ và có cách cư xử đúng đắn thì nhất định phải dạy con. Điều đó nghĩa là bên cạnh sự yêu thương, nâng niu, cần phải có kỷ luật để rèn các con vào nếp.
Kỷ Luật Trong Nụ Cười là cuốn sách hướng dẫn cho các bậc phụ huynh kỷ luật như thế nào để có thể rèn được con, nhưng bé vẫn yêu thương ba mẹ và không cảm thấy bị ghét bỏ.
Ở trường, trẻ được hỗ trợ phát triển tính tự giác và rèn luyện năng lực thích ứng để hình thành nhân cách. Còn trong sinh hoạt hằng ngày, yếu tố quan trọng nhất chính là ổn định cảm xúc. Đối với trẻ, cần phải để chúng tự mình đối đầu với mọi khó khăn cũng như thất bại, những điều tệ hại nhất hay những thử thách về cảm giác… Nếm trải càng nhiều, trẻ sẽ càng có nhiều động lực và ý chí để vượt qua mọi khó khăn sau này.
Quyển sách chỉ ra bước đầu trong giai đoạn nuôi dạy trẻ, đó là cho con một bầu không khí gia đình vui vẻ, ấm cúng. Điều này có sức ảnh hưởng và có quan hệ mật thiết với sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần con trẻ. Từ tình yêu thương đó cha mẹ sẽ nuôi dưỡng trẻ mang trong mình một tâm hồn phong phú, biết tự suy nghĩ và hành động. Giúp trẻ phát triển khả năng trí tuệ và trở thành một đứa trẻ ngoan thật sự.
Ngoài ra, việc trải nghiệm nhiều thứ từ bản thân sẽ rất có ích trong việc nuôi dưỡng năng lực ứng dụng cho trẻ. Tham gia thực hiện công việc nhà cũng giúp ích rất nhiều cho trẻ. Và ở một số đứa trẻ, chúng vô cùng thích thú với công việc nhà.
Hi vọng cha mẹ hiểu thêm một cách đúng đắn nhất về phương pháp kỷ luật con bằng tình yêu thương qua cuốn sách Kỷ Luật Trong Nụ Cười.
3. Khơi nguồn tiềm năng con trẻ
Làm thế nào để nhận ra năng lực của trẻ và phát triển nó một cách tốt nhất? Đó là mục đích của Nobuyoshi Hirai khi viết cuốn sách Khơi Nguồn Tiềm Năng Con Trẻ.
Khi một đứa trẻ chào đời, đó là một sự khởi đầu cho một hành trình với tên gọi “cuộc đời”. Giúp trẻ khơi nguồn tiềm năng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các bậc phụ huynh. Năng lực của trẻ được hình thành từ tính cách, môi trường sống, kiến thức và từ những định hướng phù hợp của bố mẹ.
Khơi Nguồn Tiềm Năng Con Trẻ là quyển sách hướng dẫn các bậc phụ huynh nuôi dưỡng ý chí và tâm hồn con trẻ, giúp trẻ phát triển tính sáng tạo và trưởng thành với một trái tim mạnh mẽ. Có nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng khả năng của trẻ sẽ được phát huy khi trẻ được huấn luyện một cách tốt nhất, vào điều kiện môi trường tốt nhất và trong thời kỳ phát triển tốt nhất, thì đó gọi là năng lực. Tuy nhiên, năng lực đó thuộc loại gì thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Ví dụ, về năng lực âm nhạc – khả năng đánh piano, khả năng sáng tác nhạc – có khác biệt tùy vào việc chỉ dạy và môi trường sống. Thời kỳ tốt nhất để trẻ bắt đầu được huấn luyện chơi piano là khi nào? Không thể biết được. Có những người phát huy tài năng piano và thể hiện điều đó từ rất sớm, nhưng cũng có những người phát huy rất trễ. Ngoài ra, điều kiện như thế nào mới là điều kiện môi trường tốt nhất, huấn luyện bằng cách nào mới là tốt nhất, những điều như thế chúng ta sẽ không thể nào hiểu hết.
Tác giả Nobuyoshi Hirai chỉ ra có hai điều cơ bản trong việc dạy con: Điều thứ nhất là để trẻ có thể trở thành một đứa trẻ tự lập; điều tiếp theo chính là đề cao sự tự do của con trẻ. “Dù làm bất cứ việc gì cũng được, hãy thử nỗ lực để có hứng thú với nó, và khi đã có hứng thú thì hãy thử say mê nó”. Nếu cha mẹ có cá tính thì hiển nhiên họ sẽ dễ dàng tìm thấy và phát triển năng lực của con cái.