1. Liễu Phàm Tứ Huấn - Tích Tập Phúc Đức, Cải Tạo Vận Mệnh
Nhà xuất bản: Thế Giới
Tác giả: Liễu Phàm
Dịch giả: Trần Tuấn Mẫn
Kích thước: 13 x 20.5cm
Số trang: 142
Loại bìa: Bìa mềm
----------------
“Bốn bài giáo huấn của người xưa” là cuốn sách được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc từ bao đời nay. Liễu Phàm tiên sinh là bậc học rộng, ngay từ nhỏ đã say mê nghiên cứu sách vở, sau đỗ đạt làm quan, thực hiện nhiều điều ích nước lợi dân, được nhiều người biết đến. Nhưng Liễu Phàm thực sự lưu danh không chỉ vì ông là vị quan cương trực, đuợc nhân dân yêu mến, có nhiều công lao với triều đình, mà hơn hết là vì ông đã dành nhiều tâm huyết cũng như chí hướng của đời mình để soạn ra bốn chương đoản văn, bấy giờ gọi là “Giới tử văn” (văn răn dạy con) để dạy con mình, sau đó được lưu hành rộng rãi trong đời, tức là sách “Bốn bài giáo huấn của người xưa” mà bạn đang có trong tay.
Đọc sách của người xưa, cảm nhận cái hay cái quí trong tư tưởng, từ đó thực hành theo sách, giúp chúng ta hành thiện lánh ác, phát huy đức khiêm tốn, biết hối cải lỗi lầm, từ đó có được cách lập thân đúng đắn là mong ước của chúng tôi muốn chuyển cho quí vị tấm lòng muốn làm việc thiện muốn giúp người, giúp đời ngày một tốt đẹp hơn đã thúc đẩy chúng tôi bỏ nhiều tâm lực để hoàn thành cuốn sách. Mong nhận được từ quí vị nhiều tri âm, tri kỷ qua cuốn sách nhỏ này.
“ Bốn bài dạy của Liễu Phàm” vốn là bốn chương đoản văn của Cư sĩ Liễu Phàm đời Minh, có tên là Giới tử văn (văn dạy con ), sau được lưu truyền trong dân gian hơn 5 thế kỷ qua với tựa đề là Liễu Phàm tứ huấn. Ông đã lấy cuộc đời ông, một con người thông đạt đủ các môn khoa học đã học hành, làm quan và đặt biệt là một tấm gương đạo đức, trí tuệ và hiền thiện để khuyên dạy con nhưng chủ yếu là khuyên dạy người đời. Đây là một tác phẩm lấy giáo lý Phật Giáo làm căn bản để triển khai việc tu thân, sống đạo đức và hành thiện giúp đời.
Mục lục:
BÀI THỨ NHẤT: HỌC CÁCH LẬP MẠNG
BÀI THỨ HAI: PHƯƠNG PHÁP HỐI CẢI LỖI LẦM
BÀI THỨ BA: TÍCH TẬP VIỆC THIỆN
BÀI THỨ TƯ: HIỆU QUẢ CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN
BÀI THỨ BA: TÍCH TẬP VIỆC THIỆN
BÀI THỨ TƯ: HIỆU QUẢ CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN
2. Con đường thiền tập tại gia
Nhà xuất bản: Hà Nội
Tác giả: Chân Đạo Hành–Chân Tuệ Hương
Khổ sách: 13x20.5cm
Số trang: 320
Loại bìa: Bìa mềm
--------------------
“Con đường thiền tập cho người tại gia” được viết bởi vợ chồng giáo sư Hoàng Khôi với pháp danh Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương – 2 giáo thọ tại gia của Làng Mai. Cuốn sách tập hợp các phương pháp tu tập tại gia cho người theo pháp môn Làng Mai, bao gồm đầy đủ “dụng cụ” để người tu tập ở nhà vẫn có thể tu tập đều đặn và đạt thành quả như: thiền tập để nuôi dưỡng và trị liệu; tu tập để chuyển hóa tâm hành; tu tập để sống chung an lạc, gia đình ấm êm, hạnh phúc; hướng dẫn cách ăn ngon, ăn lành; hướng dẫn cách để ngủ ngon; hướng dẫn cách thể dục và vận động phù hợp…
Lời cẩn bạch tại trang đầu tiên của tác giả Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương:
“Giáo pháp Làng Mai là một Rừng Trầm Hương với nhiều hoa thơm cỏ lạ và rất nhiều châu báu của Thiền tông Việt Nam.
Nhờ phước duyên mà được theo học Pháp môn của Làng và với khả năng hạn hẹp, chúng tôi cẩn trọng thu góp những Phương pháp Thực tập Làng Mai có công năng giúp người tại gia thoát khỏi bức xúc, diệt trừ phiền não trong cuộc sống hiện đại, để chia sẻ với các Thiền sinh tại Trung tâm Thực tập Chánh niệm Bankstown – Sydney đã 10 năm nay.
Ước nguyện của chúng tôi là ít nhiều có thể đóng góp cho việc phổ biến thực tập “Đạo Phật Ứng dụng”; vào đời sống hàng ngày theo chiều hướng “Tu không phải là việc để làm mà làm là để tu”; để người tại gia có cơ hội tu tập đều đặn và dễ dàng nếm được quả vị an lạc của pháp môn Làng Mai. Đó là chủ đích của tập sách đang nằm trong tay quý vị.
Tu tập đều đặn được là vì nếu biết cách tạo tác và duy trì chánh niệm thì “Làm gì cũng là Tu”, và tại gia thì không thiếu gì việc để làm. Cho nên trên con đường đó, người tại gia có khả năng để miên mật tu hành. Miên mật là điều kiện quan trọng hàng đầu để thành công trong mọi công việc, nhất là với tu tập.
Những phương pháp này đã được thiền sinh tại Trung tâm Thực tập Chánh niệm Bankstown và vài gia đình thí điểm trên thế giới, kể cả Việt Nam, thực tập và chứng đạt ít nhiều. Vì vậy, chúng tôi mạo muội đưa ra đây để xin chia sẻ cùng người tìm đạo ngày nay.
Ước mong chư vị cũng tìm được trên con đường này vài thực tập thuận hợp với mình và nếm được quả vị an lạc của Thiền tập Làng Mai.
Nay cẩn bạch.”
3. Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
Nhà xuất bản: Văn Hoá Dân Tộc
Kích thước: 13 x 19 cm
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Số trang: 180
Loại bìa: Bìa mềm
------------------
Suối nguồn phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (Tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.
Những con người giác ngộ đi vào cuộc đời bao giờ cũng đem theo tâm niệm giải thoát, không tham đắm, không cố chấp. Có như thế ta mới thấy được tính chất của sự vượt lên trong thái độ dấn thân vào cuộc đời của những con người giác ngộ. Tính chất vô trước của hành động là một bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự hiện hữu của giác ngộ. Vô trước có nghĩa là không bị dính vào. Cố nhiên con người giác ngộ sẽ không những không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh mà còn không bị dính vào những cố chấp có tính cách tri thức như quan điểm và sự phân biệt nhân ngã nữa. Đó là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát mà kinh Kim Cương Bát Nhã đã diễn tả trong rất nhiều đoạn.
Bàn luận đến đề tài đem đạo Phật đi vào cuộc đời, chúng ta phải ý thức được những điểm trên của giáo lý tức là các nguyên lý vượt lên, dấn thân và vô trước, thì mới có thể tránh khỏi được những sai lạc căn bản. Ngay cái mệnh đề đạo Phật đi vào cuộc đời cũng đã không được ổn thỏa, bởi vì phân tích nó ta sẽ có cảm tưởng đạo Phật là một cái gì đang ở bên ngoài cuộc đời và vì vậy cần phải đem nó đi vào trong cuộc đời. Sự thực thì không phải như vậy.
Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, đã được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời. Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ. Chừng nào sinh lực của đạo Phật được trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống, chừng đó ta mới có thể nói được rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời. Sinh lực ấy được nhận thức qua những dấu hiệu sau đây mà chúng tôi xin lần lượt trình bày:
1. Sự hiện diện vô hành của đạo đức
2. Sự hiện diện của ngôn ngữ đạo đức
3. Sự hiện diện hữu hành của đạo đức