1. Kinh Kim Cương Phạn - Việt
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Tác giả: Lê Tự Hỷ
Kích thước: 15.5 x 23.5 cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 278
-----------------
"Kinh Kim Cương là một bài kinh trong hệ thống gồm 40 bài kinh thuộc hệ kinh bàn về pháp tu làm cho tuệ giác của người tu trở thành hoàn hảo (hệ kinh Bát Nhã). Kinh dài nhất trong hệ thống này gồm 100.000 câu tụng và kinh ngắn nhất chỉ gồm 1 chữ "a"! Kinh Kim Cương gồm 300 câu tụng.
Nội dung cơ bản của kinh Kim Cương là lời Phật dạy chúng sinh thông qua việc ngài trả lời các câu hỏi của trưởng lão Subhuti, là khi một người muốn tu theo con đường của Bồ tát thì nên tuân thủ như thế nào? nên hành động như thế nào? và nên giữ tâm như thế nào?
[...] Đức Phật cũng dạy rằng một người dù có tôn thờ bao nhiêu các vị Phật, Bồ tát, A La Hán và cúng dường lên các ngài bao nhiều bao nhiêu của cải vật chất như bảy báu lấp đầy tam thiên đại thiên thế giới đi nữa thì công đức tạo ra cũng không bằng công đức của một người chỉ cần am hiểu bốn câu kệ tụng trong kinh Kim Cương, rồi thuộc nhớ, tụng đọc, nghiên cứu và làm sáng tỏ ý nghĩa với đầy đủ chi tiết cho những người khác nghe."
2. Kinh A Di Đà Phạn - Việt
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Tác giả: Lê Tự Hỷ
Kích thước: 15.5 x 23 cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 196
---------------
Kinh A Di Đà Phạn - Việt là một trong những kinh quan trọng nhất của giáo lý Tịnh độ tông. Chính kinh này đã trình bày về đại nguyện của đức A-di-đà và những điểm căn bản nhất của pháp môn Tịnh độ. Bản Việt dịch lần này được thực hiện rất công phu, văn phong mạch lạc, rõ ràng kèm theo rất nhiều chú giải để giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận ý nghĩa kinh văn.
3. Thần Chú Trong Phật Giáo
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Tác giả: Lê Tự Hỷ
Kích thước: 16 x 24 cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 336
-----------------
Mở đầu, Giáo sư Lê Tự Hỷ nói khái quát về thần chú và thần chú trong Phật giáo. Ông cho biết Thần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm. Theo tinh thần của kinh Vệ Đà thì vũ trụ được gọi là Jagat, nghĩa là cái đang chuyển động, bởi vì mọi sự vật tồn tại được là do sự phối hợp của các lực và chuyển động, và mỗi chuyển động sinh ra dao động và có âm thanh riêng của nó.
Theo kinh Vệ Đà, thần chú là dạng âm thanh của một thực thể có năng lực đưa cái thực thể mà nó đại diện vào trong hiện hữu. Nói rộng ra, thần chú là một dạng của lời nói có hoạt tính tâm lý (psychoactive speech) có ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, lên cảm xúc, lên tâm trí của con người và ngay cả trên các quá trình biến đổi vật chất trong tự nhiên.
Theo Khanna : Thần chú là những âm tiết tiếng Phạn được viết ra, về cơ bản là “dạng thức có tư duy” tượng trưng cho những tính thần thánh hay năng lực vũ trụ, tác động ảnh hưởng của chúng nhờ những dao động âm thanh. Vì vậy. ở Ấn Độ, trong nghi thức tôn giáo, người ta rất xem trong việc phát âm chính xác câu thần chú theo tiếng Phạn.
Tiếp đến, GS đi vào phân tích từ nguyên tiếng Phạn của thần chú là mantra và dhāraṇī . Ông cho rằng, sự phân biệt giữa dhāraṇī và mantra là khó là rạch ròi. Có thể nói rằng tất cả mọi mantra đều là dhāraṇī, nhưng không phải tất cả dhāraṇī đều là mantra. Mantra thường có khuynh hướng ngắn hơn dhāraṇī. “Cả hai dhāraṇī và mantra đều chứa một số phần có âm không thể hiểu như Om, hay Hūm, mà có lẽ đó là lý do khiến một số người xem chúng về cơ bản là vô nghĩa. Mantra dùng riêng cho các nghi thức Phật giáo có tính chất bí mật trong khi dhāranī được thấy dùng trong cả hai nghi thức mật và hiển (công khai)”. GS nói.
Nói về thần chú trong Phật giáo, GS cho rằng, Đạo Phật xuất hiện vào khoảng 500 năm trước dương lịch, tức là sau đạo Hindu với Kinh Vệ Đà khoảng 1000 năm. Khi đạo Phật chưa xuất hiện thì thần chú đã được dùng trong Kinh Vệ Đà.
Vào thời kỳ đầu của đạo Phật, các Phật tử không chấp nhận sử dụng các thần chú vì thần chú liên kết mật thiết với Kinh Vệ Đà thuộc ngoại đạo đối với Phật giáo. Hơn nữa trong một số thần chú còn có cả những mong cầu thu lợi về vật chất, là điều trái với Phật pháp. Nhưng trong một số kinh thuộc Pāli tạng như Ratana Sutta, Karaṇīyamettā Sutta, và Maṅgala Sutta đều được tụng niệm để bảo vệ những nhà tu khổ hạnh ở nơi hoang vắng tránh khỏi những vọng tưởng xấu, ác, và sự tấn công của thú dữ, rắn,...Đấy được xem như là hình thức sử dụng thần chú đầu tiên trong Phật giáo.